Với nền kinh tế chưa ổn định, việc thu thuế để giảm nợ công là tất yếu, người dân đừng hy vọng giá ôtô sẽ giảm trong những năm tới.
Chia ly: Tất yếu hay điều không thể?
Thông tin các nhà nhập khẩu và phân phối ô tô chính hãng tách ra làm triển lãm riêng sau 3 năm "sống chung" với các nhà sản xuất ô tô trong nước tại Vietnam Motor Show làm dấy lên đồn đoán về việc khối doanh nghiệp này không muốn chơi chung sân với doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
Đặc biệt khi đại diện các nhà nhập khẩu ôtô cho biết, triển lãm đầu tiên của các thương hiệu ô tô nhập khẩu không chỉ đơn thuần là một sự kiện trưng bày sản phẩm mà còn là nơi mở ra những cơ hội tìm hiểu các ngành công nghiệp phụ trợ cùng các dịch vụ liên quan như ngân hàng, bảo hiểm và tư vấn tài chính.
Triển lãm đầu tiên của các thương hiệu ô tô nhập khẩu sẽ có sự góp mặt của 9 thương hiệu gồm Audi, BMW, Jaguar, Land Rover, Luxgen, MINI, Porsche, Renault và BAIC.
TS Trần Hữu Nhân, Chủ nhiệm Bộ môn Ô tô-Máy động lực, Khoa Kỹ thuật Giao thông, Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, bởi không có nhiều quyền lợi liên quan trong hai khối này, mà thậm chí đôi khi còn bị bất lợi do tâm lý của khách hàng trong việc lựa chọn giữa hai dòng sản phẩm lắp ráp trong nước và nhập khẩu, nên sự việc trên là một tất yếu.
- Bạn là fan hâm mộ của Xe Audi ? Hãy truy cập ngay website Showroom Xe Audi để được chiêm ngắm những mẫu Xe Audi Việt Nam mới nhất và cập nhất những thông tin mới nhất của hãng xe này.
Điều này sẽ gây sức ép đối với các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước, đặc biệt khi thời điểm 2018, thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 0%, đang đến gần.
TS Trần Hữu Nhân phân tích: "Về lộ trình cắt giảm định mức thuế xuống còn 0%, các doanh nghiệp sẽ là người biết rõ ngay từ đầu và tất nhiên là họ đã có cả một lộ trình chuẩn bị dài lâu từ trước để thích ứng. Theo tôi, sức ép cạnh tranh thị trường là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước không những chịu sức ép về thị trường mà còn phải chịu sức ép về trình độ thiết kế - chế tạo, kỹ thuật - công nghệ.
Hiện các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước công bố tỉ lệ phần trăm về mức độ nội địa hóa là khá cao có thể trên 40%. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại các cụm tổng thành, hay chi tiết hệ thống đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao như thiết kế chế tạo động cơ, hộp số, hệ thống treo,... trên ô tô vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể đạt trình độ hay có khả năng thiết kế và chế tạo các sản phẩm chính yếu này của ô tô.
Việc đầu tư vào đội ngũ nhân lực có trình độ cao được xác định là khó có lợi nhuận trước mắt, đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại lại gặp phải vấn đề lợi nhuận, chẳng hạn đầu tư vào máy dập định hình thân xe thì phải có thị phần đạt đến hàng vài chục ngàn sản phẩm cùng loại mới bắt đầu có lợi nhuận, do đó rất khó để đầu tư.
Ngoài ra, hiện nay do các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước hầu như không thể tự chủ sản xuất được các hệ thống quan trọng của ô tô nên phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp từ các công ty ở ngoài nước.
Điều này dẫn đến việc tất cả các nỗ lực, cố gắng tăng tỉ lệ nội địa hóa cũng rất khó có thể đạt được, do phải đàm phán mà trong đó các công ty cung cấp từ nước ngoài họ nắm phần cán, tức có quyền ra quyết định mức giá cho sản phẩm mà doanh nghiệp trong nước sản xuất được ở mức thấp hơn ngay cả doanh nghiệp trong nước tự sản xuất. Tóm lại, trước thực tế hiện nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu rất nhiều sức ép".
PGS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, ĐH Bách khoa Hà Nội lại cho rằng, hai khối doanh nghiệp ô tô nói trên chẳng dại gì chia ly bởi doanh nghiệp nào cũng cần tìm hiểu khả năng thị trường, càng nhiều doanh nghiệp tham gia họ càng hiểu được thị trường hơn.
"Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam muốn chuyển sang buôn bán ô tô chứ không muốn sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nữa nên họ muốn tranh thủ các triển lãm để quảng cáo hàng", ông lý giải.
Người tiêu dùng đừng mơ giảm giá xe
Nhìn nhận thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Khắc Trai chỉ rõ: Doanh nghiệp trong nước sẽ chẳng thể nào có khả năng đi suốt chặng đường công nghiệp chế tạo ô tô bởi chẳng ai dám đầu tư để 10 năm sau mới thu được lời. Trong khi đó, nếu đầu tư vào lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam sẽ thu lợi nhanh hơn.
Còn doanh nghiệp FDI tại Việt Nam do chưa hiểu chính sách cụ thể của Việt Nam nên cứ chào hàng, thăm dò thị trường là chính. Càng thăm dò thị trường thì các tín hiệu về thị trường càng rõ và như vậy họ càng kiếm được lợi nhiều. Bởi công nghiệp ô tô là một hệ thống nên khó có khả năng các doanh nghiệp này muốn tách ra làm riêng.
"Với những chính sách thuế dành cho ngành ô tô hiện nay, chủ yếu là Nhà nước được lợi, còn người dân chưa được hưởng lợi. Bao giờ kinh tế tương đối ổn định người dân mới có thể mua bán, sử dụng ô tô một cách phổ thông hơn".
Tin Tức Xe Hơi
Người Đẹp Và Xe
An Toàn Giao Thông
Kinh Nghiệm Lái Xe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét